Huyết khối (cục máu đông) là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não vô cùng nguy hiểm. Vậy cách làm tan cục máu đông như thế nào thì hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin gợi ý hữu ích. Hãy tham khảo!
Các loại cục máu đông thường gặp
Có thể nhiều người chưa biết, cục máu đông thực chất là những khối thạch giống như máu, thường được tìm thấy chủ yếu ở các động mạch, hoặc tĩnh mạch trong tim, não, phổi, bụng, cánh tay và chân của cơ thể.
Thông thường khi cơ thể bị thương thì quá trình đông máu sẽ được kích hoạt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tế bào tiểu cầu và sợi huyết tích tụ trong máu kết hợp với mảng xơ vữa ở thành mạch tạo nên huyết khối (hay còn gọi là cục máu đông) gây ảnh hưởng nghiêm trọng và là nguồn cơn của nhiều bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Một số loại cục máu đông thường gặp bao gồm:
- Huyết khối tĩnh mạch nông: Là cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch ở gần bề mặt da.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Là cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch sâu trong cơ thể.
- Thuyên tắc phổi: Thông thường là biến chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu. Lúc này, cục máu đông ở trong tĩnh mạch sâu sẽ vỡ ra và di chuyển đến phổi và dẫn đến tắc nghẽn ở phổi.
Mỗi người có thể xuất hiện những loại cục máu đông khác nhau do nguyên nhân riêng. Mỗi loại cũng có những biểu hiện riêng theo cơ địa của mỗi người, từ đó cách điều trị khác nhau. Người bệnh cần thăm khám chính xác tình trạng và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Hướng dẫn cách làm tan cục máu đông hiệu quả nhất
Khi phát hiện những dấu hiệu như: tay và chân lạnh, đau cơ, tê hoặc ngứa ran ở cánh tay và chân, thay đổi màu da ở khu vực cục máu đông,… thì bạn nên thăm khám và nhận chỉ dẫn điều trị từ bác sĩ. Hiện nay, một số cách làm tan cục máu đông phổ biến như:
Sử dụng thuốc làm tan cục máu đông
Đây là một trong những cách phổ biến được áp dụng. Sử dụng thuốc tây cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng cho trường hợp xuất hiện các cục máu đông bao gồm:

- Thuốc làm tan huyết khối (tPA): Loại thuốc này có tác dụng làm tiêu sợi huyết và phá tan cục máu đông hiện có trong thành mạch. Việc dùng thuốc ngay sau khi tai biến khởi phát (khoảng 3-4 giờ đồng hồ) thì biến chứng được cải thiện đến 50%. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Alteplase, Tenecteplase, Reteplase, Desmoteplase,… Tác dụng phụ của loại thuốc này có thể gây ra chảy máu thứ phát hay loãng xương,…
- Thuốc chống tập kết tiểu cầu: Đây là loại thuốc có khả năng ngăn chặn sự kết dính, vón cục của các tiểu cầu, tránh hình thành cục máu đông (huyết khối) và giảm nguy cơ tắc mạch máu. Một số loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Acetylsalicylic acid (Aspirin), Dipyridamole, Clopidogrel, Ticlopidine, Thienopyridine,… Loại thuốc này có thể dẫn đến tác dụng phụ chảy máu mất kiểm soát, đau dạ dày, bầm tím da,…
- Thuốc chống đông máu (làm loãng máu): Có tác dụng làm máu loãng hơn và không bị vón cục, kìm hãm sự phát triển của cục máu có sẵn và ngăn hình thành cục máu đông mới. Một số loại trong nhóm thuốc này như: Apixaban, Dabigatran, Edoxaban, Rivaroxaban, Warfarin,… Một số tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này mà người bệnh có thể gặp phải như chảy máu mũi, chân răng, nôn ra máu, đi tiểu ra máu, rong kinh, xuất huyết nội tạng,…
Mỗi loại thuốc khi sử dụng đều tồn tại hạn chế hoặc phát sinh tác dụng phụ nhất định. Chính vì vậy, thuốc tây không được phép sử dụng bừa bãi mà cần tuân theo chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ. Khi sử dụng nếu thấy biểu hiện bất thường cần liên hệ ngay bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được thăm khám và khắc phục kịp thời.
Dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ
Bên cạnh việc dùng thuốc đánh tan cục máu đông thì hiện nay việc ngăn ngừa hình thành cũng như là tan huyết khối bằng những thực phẩm chức năng hỗ trợ cũng là xu hướng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên nên dùng loại nào thì tốt? Giữa hàng ngàn sản phẩm có mặt trên thị trường càng khiến người bệnh vô cùng băn khoăn.

Một trong những sản phẩm đang được ưa chuộng hơn cả là NATOV. Với thành phần chính là Nattokinase – hoạt chất sản sinh trong quá trình lên men Natto đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các chứng bệnh tim mạch, thực phẩm bảo vệ sức khỏe NATOV giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ hình thành và làm tan cục máu đông trong mạch máu.
Sản phẩm đến từ xứ sở kim chi (Hàn Quốc) này được chỉ định sử dụng cho người có nguy cơ hình thành và có cục máu đông và đang được nhiều chuyên gia, người tiêu dùng đánh giá cao. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe NATOV ngày càng được ưa chuộng trên thị trường.
Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Việc xây dựng thực đơn ăn uống cùng lối sống lành mạnh là một trong những cách hỗ trợ bảo vệ, nâng cao sức khỏe, là cách làm tan cục máu đông, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mỡ máu hay bệnh lý về tim mạch,…
- Về chế độ ăn uống: đậu tương lên men, gừng, nghệ, dầu oliu, tỏi,… là những thực phẩm có khả năng làm tan cục máu đông khá tốt. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch (đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây, omega 3, cá hồi,…). Đồng thời, hãy hạn chế tối đa chất béo từ động vật, ăn ít đường, ít muối, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, đóng hộp. Đặc biệt, người bệnh nên tránh xa rượu bia, tuyệt đối nói “không” với thuốc lá và chất kích thích,… để bảo vệ sức khỏe.
- Về chế độ sinh hoạt: Ngủ đủ giấc, không thức khuya, duy trì những thói quen khoa học hàng ngày, tập luyện đều đặn 30-45 phút/ngày,…
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng, stress quá độ,…

Đặc biệt, khi xuất hiện những cục máu đông cần điều trị ngay, tuyệt đối tuân theo chỉ định và nguyên tắc điều trị từ bác sĩ. Đồng thời, kết hợp việc dùng thuốc làm tan cục máu đông trong não với thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe NATOV hay chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp tăng hiệu quả và thời gian trị liệu.
Phía trên là những thông tin mà DS C’elavi cung cấp về cách làm tan cục máu đông phổ biến. Hy vọng thông tin hữu ích dành cho nhiều người!