Trẻ bị loạn thị: Những điều cha mẹ cần biết sớm!

Số trẻ bị loạn thị ngày càng gia tăng nhanh chóng

Xu hướng loạn thị ở trẻ em ngày càng gia tăng. Nếu không được được điều trị sớm có thể khiến thị lực suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến mù lòa. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, tìm hiểu thông tin để phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.

Biểu hiện loạn thị ở trẻ nhỏ

Loạn thị ở trẻ em là tình trạng phổ biến, nhiều người gặp phải. Thực chất, đây cũng là một tật về mắt liên quan đến khúc xạ, xảy ra khi các tia hình ảnh được phân tán hội tụ ở nhiều điểm ở trên võng mạc khiến hình mờ nhòe, bé nhìn không rõ mọi vật ở mọi khoảng cách.

Số trẻ bị loạn thị ngày càng gia tăng nhanh chóng
Số trẻ bị loạn thị ngày càng gia tăng nhanh chóng

Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì bạn hãy đặc biệt lưu ý bởi đó có thể là cảnh báo tật loạn thị:

  • Trẻ nhìn mờ, hình ảnh bị biến dạng ở mọi khoảng cách xa gần,…
  • Trẻ thường xuyên nheo mắt và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Trẻ bị nhức đầu và đặc biệt là hai bên thái dương.
  • Khi quan sát trong thời gian dài, đôi mắt mỏi, trẻ liên tục phải nhắm mắt, thậm chí là chảy nước mắt.
  • Nhìn một vật thành 2 bóng mờ,…

Trường hợp trẻ bị loạn thị nặng ở độ tuổi dưới 5 có thể dẫn tới nhược thị vô cùng nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý những triệu chứng điển hình phía trên để sớm phát hiện tình trạng của trẻ và có hướng xử lý thích hợp, kịp thời.

Nguyên nhân loạn thị ở trẻ

Nguyên nhân trực tiếp gây nên tật loạn thị là do giác mạc bị biến dạng. Thông thường bề mặt giác mạc có hình cầu, khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều khiến ánh sáng đi qua không thể hội tụ tại một điểm mà chúng hội tụ tại nhiều điểm. Việc thay đổi độ cong bề mặt giác mạc này làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường dẫn, tín hiệu hình ảnh bị tác động dẫn đến nhìn mờ, nhòe.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị loạn thị
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị loạn thị

Các chuyên gia cho rằng, loạn thị ở trẻ nhỏ là do bẩm sinh, di truyền. Bên cạnh đó những yếu tố tác động từ môi trường, thói quen sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, lạm dụng thiết bị công nghệ, điện tử,… cũng có những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh đó, khi mắt trẻ bị tổn thương, cận thị quá nặng hay đã từng phẫu thuật mắt,… đều có thể nguyên nhân dẫn đến tật loạn thị. Vì vậy cha mẹ hãy lưu ý!

Cách phòng và điều trị khi trẻ bị loạn thị

Phòng bệnh

Để phòng tật khúc xạ loạn thị ở trẻ thì cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi khám mắt định kỳ, thường xuyên. Cha mẹ nên tập cho bé thói quen khoa học, tránh sử dụng thiết bị điện tử công nghệ quá nhiều, ngồi học đúng tư thế khoa học, không học tập trong điều kiện thiếu sáng,… 

Tốt nhất, cha mẹ nên thiết kế phòng học cho bé đảm bảo đủ ánh sáng, trang bị bàn ghế phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, hãy bổ sung dưỡng chất cho trẻ và thực phẩm tốt cho đôi mắt. Đặc biệt, cha mẹ tránh cho trẻ chơi game hay xem phim liên tục trong 2 tiếng bởi chúng có thể gây ảnh hưởng lớn đến thị lực đấy.

Điều trị

Nếu chẳng may trẻ bị loạn thị thì cách chữa loạn thị ở trẻ em như thế nào mới hợp lý, hiệu quả? Đây là câu hỏi chung đang khiến nhiều người băn khoăn. Với trẻ nhỏ, phương pháp tốt nhất được các chuyên gia khuyến nghị là cho trẻ đeo kính gọng hoặc kính áp tròng dễ thuận tiện cho trẻ vui chơi, hoạt động. Trường hợp trẻ bị loạn thị ở mức nhẹ thì không cần đeo kính mà chỉ cần chăm sóc tốt cho đôi mắt để hạn chế sự tiến triển của loạn thị.

Đeo kính là phương pháp giúp trẻ bị loạn thị dễ quan sát hình ảnh rõ nét
Đeo kính là phương pháp giúp trẻ bị loạn thị dễ quan sát hình ảnh rõ nét

Phía trên cũng là giải đáp trẻ em bị loạn thị có nên đeo kính hay không mà các mẹ nên lưu ý. Tùy từng trường hợp và mức độ loạn thị của trẻ mà có thể đeo kính hoặc không. Đặc biệt, các phương pháp phẫu thuật chỉ áp dụng với đối tượng trên 18 tuổi nên trẻ nhỏ hoàn toàn không thể điều trị theo phương pháp này.

Cách chăm sóc mắt, hạn chế loạn thị tiến tiến ở trẻ nhỏ

Trẻ bị loạn thị cần được chăm sóc thật tốt cho đôi mắt và áp dụng phương pháp giúp hạn chế tối đa sự tiến triển của tật khúc xạ này. Cha mẹ hãy:

  • Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi ngồi học.
  • Thiết kế bàn ghế phù hợp và đảm bảo ánh sáng luôn đủ.
  • Cha mẹ nên cân bằng thời gian học tập và vui chơi của trẻ.
  • Tránh cho trẻ sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều, đặc biệt liên tục trong 2 giờ đồng hồ.
  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là thực phẩm tốt cho đôi mắt và sự phát triển trí não của bé.

Bên cạnh đó, các mẹ có thể bổ sung thuốc bổ mắt cho trẻ bị loạn thị cũng là cách giúp bảo vệ đôi mắt sáng khỏe và ngăn ngừa sự tiến triển của loạn thị. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm, các mẹ cần đặc biệt lưu ý khi chọn lựa để đảm bảo chất lượng, an toàn và tác dụng tốt nhất.

Nhờ chiết xuất Bilberry, Anthocyanins, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C, Dầu cá ( với DHA & EPA),…  được kết tinh hòa quyện cùng nhau mà thực phẩm bảo vệ sức khỏe EYECARE hiện được nhiều người ưa chuộng và tìm kiếm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe EYECARE
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe EYECARE rất tốt cho người bị loạn thị

Sản phẩm trên đến từ Hàn Quốc với tác dụng bổ mắt, tăng cường thị lực, cải thiện khô mắt, mỏi mắt,… đặc biệt thích hợp với người có đôi mắt làm việc với cường độ cao hay người mắc các tật khúc xạ về mắt, điển hình như loạn thị. Sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng sử dụng và đánh giá cao, được chuyên gia khuyên dùng. Đây là một trong những gợi ý dành cho các bậc cho mẹ và nhiều đối tượng mắc bệnh lý về mắt hay các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, cận loạn,…).

Phía trên là những thông tin giải đáp về loạn thị ở trẻ em cũng như cách phòng ngừa, điều trị và ngăn ngừa tật khúc xạ trên tiến triển. Hy vọng bài viết mà DS C’elavi cung cấp sẽ hữu ích dành cho nhiều người. Cha mẹ cần lưu ngay lại để phòng ngừa loạn thị ở trẻ nhỏ hoặc sớm phát hiện, tránh ảnh hưởng sức khỏe đôi mắt của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *